Vào độ tuổi trung niên, khi mật độ xương giảm, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nguy cơ bệnh loãng xương. Vậy loãng xương là gì? Nguyên nhân và triêu chứng của loãng xương như thế nào? Hãy cùng trả lời những câu hỏi đó qua bài viết sau.
Loãng xương là gì?
Loãng xương xảy ra khi xương mất dần canxi, khiến xương bị xốp, yếu và trở nên dòn và dễ gãy hơn. Nhiều người thường chủ quan với bệnh loãng xương do bệnh diễn tiến chậm theo thời gian, tuổi tác. Đến khi người bệnh cảm thấy đau, nhức trong xương là bệnh đã trở nặng, lúc đó người bệnh mới khám và dùng thuốc điều trị thì khó có cơ hội phục hồi do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều. Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.
Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm theo thời gian, tuổi tác và không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi bệnh nặng
Những nguyên nhân gây loãng xương chủ yếu
- Nguyên nhân đầu tiên xảy ra do lối sống sinh hoạt không hợp lý, lối sống ít vận động,… Theo các khảo sát gần đây thì độ tuổi mắc bệnh loãng xương có xu hướng ngày càng sớm hơn trước rất nhiều.
- Những người thường xuyên mang vác các vật nặng, lao dộng vất vả hoăc những người có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi là những đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương. Bệnh loãng xương cũng thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
- Một nguyên nhân khác nữa là do lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Cơn đau do loãng xương thường xuất hiện ở vùng chịu gánh nặng của cơ thể như đầu gối
Các triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương
Loãng xương thường không có triệu chứng gì đặc hiệu, dấu hiệu thường thấy là đau, giảm chiều cao và khòm lưng.
- Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, bạn sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
- Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh toạ. Những cơn đau trở nặng khi bạn vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dâu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn ngườ
- Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
Bạn cần hiểu rõ về bệnh loãng xương, cũng như các nguyên nhân và triệu chứng để biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài những chú ý kể trên, bạn cũng cần đi kiểm tra mật độ xương để có thể có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Để ngăn ngừa bệnh loãng xương, bạn cũng nên tập thói quen uống sữa giàu canxi để củng cố sức khỏe xương khớp. Mong rằng với bài viết trên, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về bệnh loãng xương từ đó có cách phòng bệnh hiệu quả.